Nocbar  2009 – Địa điểm đam mê một thời của dân nghiền Salsa Hà Nội

Trên thế giới, từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi.. tới Châu Á, Châu Úc.., trên phim ảnh hay tiểu thuyết, người ta nhắc tới Salsa như một thứ mốt thời thượng với hàng loạt mỹ từ “quyến rũ”, “nóng bỏng”, “cuồng nhiệt”.. “Do you Salsa?” trở thành “thước đo” độ hấp dẫn của một người thanh niên thời hiện đại.
Vậy Salsa là điệu nhảy gì mà lại nhanh chóng phát triển và “có uy tín” đến như vậy? Chuyện kể rằng từ thuở xa xưa, khi những người da đen bị bắt lên tàu làm nô lệ, họ đã mang theo đến Châu Mỹ những vũ điệu, lời ca, và nhịp trống truyền thống của quê hương mình. Dòng nhạc châu Phi từ đó hoà nhịp với âm nhạc châu Mỹ Latin, tạo nên âm hưởng “Afro-Cuban” đầy hoang dại, tâm linh, và quyến rũ lòng người. Vào những năm 60, những nhạc sỹ Cuba tị nạn sang New York đã chơi các bản nhạc của mình tại các quầy bar, ngoài các bộ gõ truyền thống, họ đã đưa vào các nhạc cụ phương Tây như kèn trumpet, đàn piano.. Mỗi khi điệu nhạc này được chơi, hàng loạt nhạc cụ từ trống, kèn, đàn, bộ gõ, được pha trộn cùng lúc, tạo nên một bản nhạc giàu âm điệu, phức tạp về nhịp, phách và rất cuồng nhiệt. Mỗi khi các vũ công nhảy múa theo điệu nhạc, người nghệ sỹ chơi đàn lại cổ vũ “Add more Salsa to your dance!” (Mặn nồng nữa vào!!!). “Salsa” – nghĩa là nước sốt cay – sau này đã được giới chơi nhạc dùng để chỉ thứ âm nhạc mê hoặc này.


Nếu nhạc Salsa được coi là thể loại phức tạp nhất thế giới, thì điệu nhảy Salsa cũng không kém phần nổi tiếng khi được coi là bà hoàng của sự quyến rũ. Tương truyền bước nhảy cơ bản của Salsa được ra đời trong hoàn cảnh một chàng trai muốn tỏ tình với một cô gái, khi chàng trai tiến đến gần, cô gái liền lùi lại thể hiện sự e thẹn, chàng trai thấy vậy liền ngần ngại rút chân về, cô gái vốn bị hấp dẫn bởi chàng trai, thấy vậy liền chủ động tiến đến.. Toàn bộ bước nhảy của Salsa vốn dĩ đã mang câu chuyện “đuổi bắt” của lứa đôi, và quả thật, chỉ cần nhìn bước nhảy cơ bản của Salsa, bất cứ ai cũng có thể xiêu lòng.
Tuy nhiên, bên cạnh truyền thuyết và những “mặc định” về sự gợi cảm của Salsa, còn rất nhiều lý do vì sao người ta nói “Salsa quyến rũ, nóng bỏng”: âm nhạc phong phú, giàu về màu sắc, chất liệu nhạc cụ, sự phóng khoáng cho phép sáng tạo ngẫu hứng trong điệu nhảy, cái phiêu của việc tung hứng với âm nhạc, với một bạn nhảy lạ.. chứ không nhất thiết là “quyến rũ” theo nghĩa gợi tình.
Cách đây 3 năm, với người Việt Nam, điệu nhảy này hầu như không được biết đến. Còn giờ đây, “nhảy salsa” đang là một thú chơi dần trở thành đam mê của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam.

So với các điệu nhảy khác được du nhập vào Việt Nam, Salsa thu hút mọi tầng lớp, lứa tuổi, vì tính phóng khoáng đường phố, âm nhạc hấp dẫn, và cho phép sáng tạo bước nhảy. Không nghiêng nặng về quy định, luật lệ.. như nhảy cổ điển nhưng vẫn có những “vũ hình” độc và gợi cảm, cho phép sáng tạo và khẳng định cái tôi như Hip hop, breakdance.. nhưng vẫn duy trì được “tình cảm với nửa kia”, bốc lửa, cuồng nhiệt.. và tràn trề cảm tính nhưng không thái quá và kích động như một số điệu nhảy tại các vũ trường quá nửa đêm.. Có người đã ví Salsa “hiện đại” như Hip hop, tình cảm như Rumba, và ngẫu hứng như nhạc Jazz!!!

Vậy Salsa đã du nhập và phát triển vào Việt Nam như thế nào?

Vào năm 2002, CLB Báo chí (Press Club) … Hà Nội thường tổ chức riêng một đêm Latin vào tối thứ sáu hàng tuần, mỗi khi nhạc Salsa được chơi, lại có một số đôi người gốc Latin dìu nhau những bước cơ bản nhất. Những lúc như vậy, mọi người đều tản ra, quây thành vòng tròn và thưởng thức điệu nhảy. Cũng trong một đêm như vậy, người ta thấy Raoul, một cán bộ ngoại giao người Thuỵ Sỹ, rất hăng say thể hiện điệu nhảy. Nắm bắt được mong muốn của mọi người, Raoul mở lớp học Salsa đầu tiên tại Hà Nội. Lúc đó là tháng 3 năm 2003. Những người tham dự lớp lúc ấy có một số người nước ngoài và một số người Việt nam. Cũng vì lớp học này mà mọi người yêu thích salsa biết đến nhau. Lúc bấy giờ tại Hà Nội đây là địa điểm duy nhất dạy Salsa, Raoul dù với vốn kiến thức căn bản nhưng đã cùng các bạn mình là Roberto (người Cuba) và Arif (người Malaysia) dồn hết nhiệt huyết để duy trì Câu lạc bộ, trải qua rất nhiều địa điểm như Roma Café ở Lý Thường Kiệt, Jazz Club của Quyền Văn Minh trên đường Lương Văn Can.

Đến tháng 8 năm 2004, khách sạn Sheraton khánh thành, CLB Salsa đã chính thức được coi là một hoạt động hàng tuần ở Nutz Pub của khách sạn, những giáo viên người Việt tham gia hướng dẫn cùng Raoul lúc đó là An và Phương. Tuy có địa điểm lý tưởng và hoạt động được 1 năm, phần lớn người tham gia học và chơi ở đây là người nước ngoài. “Salsa” vẫn là một khái niệm xa lạ đối với thanh niên và cộng đồng khiêu vũ Việt Nam. Tuy nhiên, Phan Ý Ly, một trong những người tham gia CLB từ ngày đầu đã đăng thông tin lên diễn đàn của cộng đồng khiêu vũ và mời gọi mọi người tham gia. Đây là một cột mốc thứ hai đánh dấu sự “xâm nhập” của Salsa vào giới trẻ Hà Nội, bởi lực lượng này chính là những người truyền lửa nhiệt tình nhất, nhân rộng phong trào Salsa một cách nhanh chóng.

Vào tháng 9 năm 2005, chưa thoả mãn với những gì được truyền đạt tại CLB và tự nhận thấy sự thiếu thốn về thông tin, kiến thức, giá vé vào cửa CLB lại khá cao so với mức sống sinh viên, một số bạn như Sỹ, Mai, Hoàng Phương, Ý Ly.. đã thống nhất đứng ra tổ chức một nơi trao đổi kinh nghiệm salsa miễn phí dành cho các đối tượng này để nhân rộng hơn nữa phong trào salsa tại163A Đại La, Hà Nội.. có thể được coi như lớp Salsa đầu tiên do người Việt Nam thực hiện. Đến tháng 2 năm 2006, lần đầu tiên Salsa đã được đưa vào giảng dạy chính thức tại một trung tâm dạy khiêu vũ thể thao có tiếng tại Việt Nam – Olympic Dancesports Club, số 1 Giang Văn Minh, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên, sau 3 năm xuất hiện, Salsa được ghi nhận như một môn nhảy dạy song hành trong một trung tâm dạy Dancesport, do người Việt Nam đứng lớp (Hoàng Phương), đây là một cố gắng lớn khi mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, vẫn còn những so sánh, dè chừng ở cả hai phía giữa một môn được coi là “đường phố, vỉa hè” và một môn được xem là “đẳng cấp, quý tộc”.

Cuộc thi đôi nhảy đẹp Salsa lần đầu tiên tại Việt Nam được Nutz Pub tổ chức vào tháng 3 năm 2006 đã một lần nữa khẳng định sự phát triển của bộ môn này tại Việt Nam. Đã có 9 đôi nhảy tham dự, giải Salsa King và Salsa Queen đã về tay đôi nhảy Đình Sỹ và Sao Mai.

Cuộc thi này như một luồng gió thổi bùng ngọn lửa salsa đang âm ỉ tại Hà Nội. Salsa một lần nữa được đưa vào dạy miễn phí tại một trung tâm khiêu vũ cũng không kém phần nổi tiếng – HYEC, số 1 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội, do chính đôi nhảy Đình Sỹ và Sao Mai phụ trách.

Lúc này cũng phải nói thêm về tình hình Salsa tại TP HCM. Cùng khởi điểm như Salsa Hà Nội, cách đây 4 năm đã có lớp học nhảy Salsa do giáo viên người Pháp tên Fabien chủ nhiệm, tại nhà hàng La Casa Latina tại 11 Thái Văn Lung, quận 1. Lớp học được duy trì nhiều năm với khoảng vài chục người tham gia, tuy chất lượng tốt nhưng không được “rầm rộ” như Hà Nội vì người chơi đa số là người nước ngoài và khá đóng. Đến năm 2006, một lớp học salsa nữa do một giáo viên người Tây Ban Nha tên là Urko đi vào hoạt động. Lớp học này đến nay vẫn duy trì tại La Habana, 6 Cao Bá Quát, Quận 1. Tuy hoạt động ở một thành phố được coi là năng động, hiện đại, và cởi mở, phong trào Salsa ở đây không mạnh bằng Hà Nội, một trong nhiều lý do phải nói đến sự vắng mặt của người Việt Nam làm chủ phong trào. Đến nay, Urko và một thành viên nữ lâu năm của phong trào Salsa HCM là Fredrick đã mở thêm một số lớp salsa tại các câu lạc bộ khác nhau trên thành phố. Một bước tiến đáng kể phải nói đến việc đưa hoạt động Salsa vào trường đại học quốc tế RMIT, hiện được xem là nơi có người Việt Nam hoạt động salsa khá mạnh.

Với mục đích tăng cường giao lưu và bổ sung những gì mới nhất của cộng đồng salsa quốc tế, Salsa Việt Nam được đưa lên trang danh mục các địa điểm Salsa trên thế giới của trang web www.salsapower.com, do Phan Ý Ly làm người đại diện kết nối. Đây là khởi điểm để bất cứ salsa dancer nào đều có thể tìm hiểu thông tin về lịch chơi, lịch học salsa tại Việt Nam một cách dễ dàng, từ đó tạo điều kiện để các vị khách từ khắp nơi trên thế giới đến giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm. Với sự nhiệt tình và cơ hội đi du lịch nhiều nơi của mình, Ý Ly gánh vác thêm nhiệm vụ quảng bá và kêu gọi các giáo viên Salsa quốc tế tới Việt Nam để tổ chức các khoá học Salsa ngắn hạn hoặc đơn thuần để giao lưu với mọi người. Vì thế, ngoài Raoul, Fabien, và Urko, Salsa Vietnam còn được học hỏi và giao lưu với rất nhiều giáo viên giỏi quốc tế đến từ các nơi như Pháp, Nhật, New Zealand..

Tháng 9 năm 2006, Salsa Hà Nội gửi lời chào chia tay Raoul về nước. Vào tháng 11 cùng năm, cặp đôi nhảy salsa nổi tiếng quốc tế là Anton và Ara theo lời mời của Phan Ý Ly đã quyết định chuyển sang Việt Nam sinh sống nhằm mục đích chính là phát triển chất lượng phong trào salsa tại đây. Có thể nói đây là một giai đoạn mới của Salsa Việt Nam vì được tiếp nhận một đẳng cấp cao, làm thay đổi gần như hoàn toàn nhận thức và cách chơi, cách hiểu về Salsa của cộng đồng khiêu vũ. Đồng thời, từ hai người thầy giỏi này đã xuất hiện thêm nhiều gương mặt Salsa có kỹ thuật và khả năng cảm nhạc cao (Quang Anh, Duy, Phan Ý Ly, Sao Mai, Yến Ly), góp phần đưa Salsa Việt Nam ngang bằng chất lượng với các nước láng giềng.

Vào cuối tháng 7 năm 2007, Việt Nam sẽ tổ chức Cuộc thi nhảy Salsa quốc tế lần đầu tiên tại Nutz Pub, Hà Nội với thành phần Ban giám khảo quốc tế và những thí sinh từ các nước khác tới tham dự.

Nếu nhìn lại quá trình phát triển Salsa tại Việt Nam, sẽ thấy dù là một bộ môn được du nhập từ nước ngoài, do người nước ngoài phát triển, nếu không có đam mê, nhiệt huyết và công sức của người bản xứ, bộ môn đó cũng khó phát triển thành một “đam mê chung” của giới trẻ như hiện nay.

Bài viết từ Phan Ý Ly
(Bài đăng trên tạp chí Đẹp- tháng 7 năm 2007)
=====

History of Salsa in Hanoi Written by Sao Mai . Source: http://www.salsa-vietnam.info
In 2002, Press Club Hanoi usually had a Latin Night on every Friday. Whenever the Salsa music was played, few Latino couples danced while everyone stand in circle and supported them. On one of these nights, Raoul Imbach, Vice-Ambassador of Swiss Embassy in Vietnam, joined in to Salsa and a lot of people followed him.
Thought that everyone like it, in 2003, Raoul opened the first Salsa class in Hanoi, and with his friends Roberto (from Cuba) and Arif (from Malaysia), all had tried the best with enthusiasm to run the class. They had moved to many places like Roma Cafe, Quyen Van Minh’s Jazz Club,…The most important thing that Raoul has done was to create a place for the young for entertainment, relaxing by dancing.
When Sheraton was built in 2004, it became an official place for weekly dance at Nutz Pub. The Vietnamese instructors who joined Raoul to teach salsa there were An and Thanh Phuong. Some people who joined Raoul from the beginning had published information to the forum of dancer community in Hanoi and asked them to join. This was the second milestone that marked the “attack” of Salsa to Hanoi. These people with their enthusiasm has helped Salsa in Hanoi to grow quickly.
Nutz was not the only place for Salsa, but a very important one.
Initially Nutz Pub didn’t charge entrance fee, then they started charging VND25,000/ticket, then to VND60,000/ticket with 2 free soft drinks. Although knowing that commercial is was necessary, it seems too expensive compared to living standards in Hanoi, especially because a lot of Salsa dancers are still students. But when later Anton-Ara taught Salsa there and worked as DJs, Salsa dancers started coming back to the Nutz Bar.
At the end of the year 2007 another problem was, that since the New Century discothek had been closed, disco dancers in Hanoi had no place to go and therefore flocked into Nutz Bar at Sheraton. That affected the business at Nutz Bar to their commercial favour. Salsa dancers’ mood and their schedules to dance Salsa shortened. After a short time it was clear that disco dance improved the business at Nutz Bar more then Salsa dancers, and in consequence in December 2007 Nutz Bar canceled the Salsa nights completely.
After that, a lot of places open for/with Salsa to attract customers like Melia, ODC, HYEC, Bull Cafe, Smokie, Roma Cafe… For the first time, Salsa is recognized as a dance taught in some Dance Sport centers, and taught by Vietnamese (Hoang Phuong). This is a big effort as Salsa is still being considered “street dance” as oppose to Dance Sport, which is considered “high class”.
The first Salsa competition in Vietnam has been organized by Nutz Pub in March 2006. Dinh Sy and Sao Mai have won Salsa King and Queen of Hanoi award. This competition has hiked Salsa in Hanoi. More classes have been opened, and more people joined due to reasonable or low fee. Even people can dance salsa with as low as VND5000 at ODC at the weekend.
Salsa Vietnam together with Salsa World
A bit about Salsa in HCMC. Salsa started at about the same time as in Hanoi, about 4 years ago. There was salsa class by a French instructor named Fabien at La Casa Latina, but only a few then followed. After that, another Spanish Urko opened class at La Habana, and Frederik also opened classes.
Although HCMC is bigger city and more dynamic, but Salsa activities here was only among the foreigners. One of the reason is not many Vietnamese take part in the Salsa community. But after Salsa has been taught in RMIT in HCMC, it has been developed very well there.
Salsa Bangkok Fiesta 2006 marked the first appearance of Salsa Vietnam in Thailand. Salsa Vietnam has been listed in the website www.salsapower.com where Phan Y Ly is the contact. This is the place for Salsa dancers to find information about salsa classes, clubs in Vietnam. Hence more dancers has come to Vietnam and shared experience as well as gave lesson.
In Sep 2006, Salsa Hanoi said good bye to Raoul (the founder of Salsa Vietnam) as his term in Vietnam has terminated. The dance couple Anton Berchenko – Ara Hwang, following an invitation from a Vietnamese Salsa dancer, has decided to move to Vietnam to develop Salsa here.
It can be said that this is a new era of Salsa Vietnam, as it has been recognized in dance community in Hanoi. From here, lot of students with good technique and music sense (Benkai Hoang, Quang Anh, Duy, Ly, Sao Mai, Thanh and many others) which has improved quality of Salsa in Hanoi.
Looking back at the development of Salsa in Hanoi, it has been founded by foreigners and developed by both foreigners and Vietnamese. It became more and more popular in Hanoi and is now very well established.
Last Updated ( Tuesday, 24 April 2012 )

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *